Thursday, June 9, 2011

Krugman's influence


Mấy hôm nay giới bloggers bàn tán rất nhiều về vụ "đụng độ" giữa Paul Krugman và Richard Koo từ tháng 8/2010 về tác dụng của QE khi nền kinh tế bị rơi vào balance sheet recession (theo tác giả này thì bất đồng Krugman-Koo đã có cách đây hơn chục năm khi Krugman qua Nhật khuyến cáo nước này theo đuổi QE). Vắn tắt là cả Krugman và Koo đều kêu gọi fiscal stimulus nhưng trong khi Koo cho rằng monetary policy (cụ thể là QE) không có tác dụng gì thậm chí còn có hại thì Krugman nói Fed vẫn cứ phải "còn nước còn tát".

Đến giờ nhận định của Koo có vẻ chính xác hơn, QE2 sắp sửa chấm dứt vào cuối tháng này nhưng tình hình kinh tế Mỹ vẫn không có gì sáng sủa và đặc biệt là 2 dự báo của Koo đều đúng. Dù Fed có bơm tiền ra thì các ngân hàng cũng không tăng tín dụng mà số liquidity đó sẽ chảy vào commodity speculation, dẫn đến giá dầu và các loại nguyên liệu thô tăng vọt càng đẩy quá trình phục hồi kinh tế xa hơn. Brad DeLong như mọi khi lại nhảy vào bênh Krugman đưa một loạt trích dẫn cho thấy Krugman cũng nghi ngờ tác dụng của monetary policy khi nền kinh tế rơi vào liquidity trap.

Nhưng toàn bộ cuộc tranh luận này không thú vị bằng chi tiết sau mà Richard Koo tường thuật: "A senior Obama administration official I spoke with last October, just before QE2 was unveiled, concurred with my view that the US was in a balance sheet recession but cited an article written by Professor Paul Krugman just before our meeting as support for his position that the situation could still be dealt with using monetary policy...". Điều này cho thấy ảnh hưởng cực lớn của Krugman vào các chính sách kinh tế của chính phủ Obama. Chỉ một bài viết trên blog (chắc chưa đến 10 phút) của Krugman đã đánh đổ ảnh hưởng của cả một quyển sách công phu của Richard Koo.

Không rõ đó là do uy tín giải Nobel của Krugman hay do khả năng viết những bài rất đơn giản nhưng thuyết phục của nhà kinh tế/blogger này. Ví dụ như bài này.


1 comment:

  1. ""Đến giờ nhận định của Koo có vẻ chính xác hơn, QE2 sắp sửa chấm dứt vào cuối tháng này nhưng tình hình kinh tế Mỹ vẫn không có gì sáng sủa và đặc biệt là 2 dự báo của Koo đều đúng. Dù Fed có bơm tiền ra thì các ngân hàng cũng không tăng tín dụng mà số liquidity đó sẽ chảy vào commodity speculation, dẫn đến giá dầu và các loại nguyên liệu thô tăng vọt càng đẩy quá trình phục hồi kinh tế xa hơn.... """

    Anh Giang có thể viết sâu hơn về vấn đề này được không ạ ?!! Liệu Việt Nam có nét gì tương đồng khi dòng tiền có tăng nhưng không được đẩy qua kênh tín dụng.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.