Thursday, March 31, 2011

Zimbabwe


Trong khi VN đang ra sức chống đô la hóa (và vàng hóa), theo David Beckworth Zimbabwe đã thành công trong việc chặn đứng siêu lạm phát trong 2 năm qua nhờ chấp nhận đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế:

"The reasons the Zimbabwe hyperinflation ended were (1) the country abandoned the production of its own currency and (2) it allowed foreign currencies to be used as legal tender. As result, foreign currencies started functioning as the medium of exchange and goods started appearing in formerly barren stores throughout Zimbabwe. The main foreign currency that is now used in Zimbabwe is the U.S. dollar."


Dust washers


Cách đây 6 năm báo Thanh niên có một phóng sự về nghề luyện "heo vàng" (google lại chỉ tìm được link của phần 2, link phần 1 bị broken nhưng bạn có thể đọc ở đây). Mấy tuần trước LA Times có một bài phóng sự về một nghề tương tự ở Ấn độ. Đọc bài của Thanh niên thấy những người thợ luyện vàng ở VN rất khổ, nhưng những dust washers ở Ấn độ còn cùng cực hơn nhiều.


Tuesday, March 29, 2011

Siegel's paradox


Tôi đang đọc quyển "The economics of exchange rate" của Sarno and Taylor, thấy cái paradox này rất thú vị nên ghi lại đây để bạn nào quan tâm tham khảo.

Trong một bài báo năm 1972, Jeremy Siegel (một tác giả tôi đã đề cập đến vài lần trên blog này) chỉ ra paradox về expected exchange rate như sau. Nếu tỷ giá hiện tại của USDVND là S_t=20000, bạn có thể dễ dàng tính được tỷ giá của VNDUSD là 1/S_t=1/20000. Tuy nhiên nếu bạn có expectation của tỷ giá USDVND trong tương lai, ví dụ E(S_{t+1})=22000, bạn sẽ không thể dùng nghịch đảo của expected USDVND để tính ra expectation của tỷ giá VNDUSD được vì điều này sẽ vi phạm Jensen's inequality: E(1/S_{t+1}) <> 1/E(S_{t+1}).


Saturday, March 26, 2011

Input-output model



Note: Entry này xếp vào loại wonkish (từ của Krugman) vì có nhiều khái niệm chuyên môn mà tôi chưa/không thể dịch/giải thích được một cách dễ hiểu cho bạn đọc phổ thông.


IO model được phát triển bởi Wassily Leontief là một trong những mô hình vĩ mô đầu tiên của kinh tế học hiện đại. Về cơ bản đây là một hệ phương trình (linear) mô tả mối liên hệ giữa input và output của từng ngành sản xuất trong nền kinh tế (các bạn có thể xem chi tiết hơn tại Wikipedia). Vì input của một ngành có thể là output của nhiều ngành khác, bất kỳ một thay đổi nào trong một ngành (vd productivity tăng, thuế thay đổi, công nghệ thay đổi...) đều có sự "lan tỏa" ra các ngành khác, không trực tiếp cũng gián tiếp. Bởi vậy ứng dụng quan trọng nhất của mô hình này là tính các "chỉ số lan tỏa" (multiplier) của từng ngành, nghĩa là ảnh hưởng khi nó thay đổi vào các ngành khác.

Trong vài năm gần đây anh Bùi Trinh, một chuyên gia hàng đầu về mô hình IO của VN, đã có nhiều bài nghiên cứu đánh giá chỉ số lan tỏa của các ngành trong nền kinh tế VN (ngành ở đây phải hiểu bao gồm cả chính phủ, xuất nhập khẩu và tiêu dùng). TBKTSG vừa công bố kết quả một nghiên cứu mới của anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến tính toán các chỉ số lan tỏa của một số ngành với xuất nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu từ mô hình IO của VN cho thấy từ khi VN gia nhập WTO chỉ số lan tỏa của các ngành sản xuất, đặc biệt của đầu tư, vào nhập khẩu tăng mạnh, trong khi đó chỉ số lan tỏa của tiêu dùng cuối cùng (gián tiếp vào nhập khẩu) lại giảm. Do vậy các tác giả của bài báo kết luận phải rất cẩn trọng khi đề suất phá giá để giảm nhập khẩu và kích thích xuất khẩu bởi vì nếu nhập khẩu giảm vì tác động của phá giá sẽ làm giảm đầu tư, trong khi tác động từ giảm tiêu dùng vào nhập khẩu nhỏ nên tổng cầu sẽ phải giảm mạnh nếu muốn nhập khẩu giảm.

Tôi rất trân trọng bài nghiên cứu nghiêm túc và khoa học này của anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến, tuy nhiên tôi hi vọng một số tác giả khác sẽ công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phá giá vào cán cân xuất nhập khẩu sử dụng những mô hình không phải IO model để so sánh. Theo tôi biết ở VN hiện còn 2 nhóm chuyên gia sử dụng 2 loại mô hình vĩ mô khác có khả năng nghiên cứu những vấn đề tương tự như mô hình IO. Nhóm mô hình thứ nhất là computable general equilibrium (CGE), là một dạng mở rộng của mô hình IO, tôi biết ít nhất ở VN có chị Phạm Lan Hương (CIEM) là một chuyên gia giỏi về CGE. Khác với IO phải giả định tỷ lệ input/output cho từng ngành cố định, các mô hình CGE cho phép tỷ lệ này thay đổi khi giá tương đối thay đổi. Điều này rất quan trọng với những input có elasticity cao và/hoặc khi giá tương đối có thay đổi lớn (vd phá giá 8.5%). Chính vì sự "mềm dẻo" này của CGE nên nhiều nghiên cứu cho thấy multipliers tính theo CGE khác rất xa so với tính theo IO. Bởi vậy những kết luận của anh Bùi Trinh và Hà Quang Tuyến cần phải được so sánh với kết quả từ các mô hình CGE để kiểm tra robustness.

Nhóm mô hình thứ hai là các mô hình macroeconometric (ME), VN có các chuyên gia như Võ Trí Thành, Đinh Hiền Minh (CIEM). ME có cách tiếp cận rất khác so với IO/CGE, nó thường sử dụng mô hình IS/LM cổ điển với một vài ad-hoc relationships. Nếu IO/CGE đề cao vào structure của nền kinh tế thì ME nhấn mạnh vào số liệu thực tế thông qua econometric estimation (thường là VAR hoặc SVAR). Lợi thế quan trọng nhất của ME là đa số các mô hình nhóm này đều là mô hình dynamic, nghĩa là có thể đánh giá tác động của chính sách theo thời gian chứ không phải chỉ từ equilibrium này sang equilibrium khác (thực ra CGE cũng có một nhóm có tính chất dynamic). Bởi vậy những hiện tượng như độ trễ của chính sách hay J-curve sau khi phá giá (current account sẽ tệ đi trước khi được cải thiện) chỉ có thể đánh giá được bằng ME. Một thế mạnh nữa của ME là đa số các mô hình này sử dụng số liệu quí (quarterly) thay vì chỉ sử dụng số liệu của bảng IO vài năm mới được công bố một lần nên có độ trễ lớn. Do đó kết quả nghiên cứu dùng ME cập nhật hơn và phù hợp hơn cho những người làm chính sách.

[Hiện tại trào lưu phổ biến trong giới macro modeling trên thế giới là dynamic stochastic general equilibrium model (DSGE). DSGE thường được xây dựng trên New-Keynesian theory với 2 nền tảng chính là micro-foundation và explicit stochastic disturbances. DSGE như tên gọi của nó cũng xác định được dynamics của nền kinh tế và cũng dùng econometric estimation như ME. Tuy nhiên DSGE vẫn phải dựa vào calibration như IO/CGE vì structure không đơn giản như ME, đó cũng chính là điểm mạnh của nó so với ME. Tôi không rõ ở VN đã có chuyên gia nào về loại mô hình này chưa, nếu có đây sẽ là một alternative quan trọng cho IO/CGE.]

[Update: Còn một nhánh mô hình macro nữa tôi quên chưa đề cập đến là agent based model (tôi đã nói về ABM trong buổi offline với các bạn sinh viên kinh tế ở SG hồi tháng 1). Hướng nghiên cứu này tuy không mới nhưng chưa phổ biến ngay cả ở các nước phát triển. ABM là kết hợp của economisc và computer science (cụ thể là artificial intelligence) trong đó mô hình macro không còn giới hạn ở một hoặc một vài agents đại diện như trong các mô hình bên trên mà là một tập hợp rất lớn những agents cụ thể (công ty, người tiêu dùng, chính phủ) có hành vi được định trước và có thể thay đổi tùy theo diễn biến cụ thể (learning/adaptation capacity). ABM cho rằng một vài phương trình toán học dù phức tạp đến đâu cũng không thể diễn tả được một hệ thống phức tạp như nền kinh tế vĩ mô. Giải pháp của ABM là dùng computer để simulate những diễn tiến kinh tế có thể xảy ra cho một hệ thống gồm rất nhiều các agent khác nhau. Hi vọng trong tương lai không xa sẽ có những chuyên gia VN nghiên cứu sâu và xây dựng mô hình theo hướng này.]

Kinh tế học (đáng tiếc) là một ngành khoa học chưa hoàn chỉnh, sự bất đồng giữa các nhà kinh tế là không thể tránh khỏi nhưng cần thiết. Rất mong các nhà kinh tế VN có tinh thần minh bạch như anh Bùi Trinh và anh Hà Quang Tuyến, sẵn sàng chia sẻ và thảo luận các kết quả nghiên cứu của mình trên báo chí và các diễn đàn công cộng.


Tuesday, March 22, 2011

Currency reform


Bạn Anonymous (Mar 21 1:06AM) trong entry trước thắc mắc về tác động của đổi tiền vào nền kinh tế. Đúng ra "đổi tiền" ở đây phải hiểu là "đổi tiền kiểu thời bao cấp 70-80 ở VN" để phân biệt với các hình thức "đổi tiền" (currency reform) khác trên thế giới. Ví dụ lần "đổi tiền" lớn nhất trong lịch sử nhân loại diễn ra năm 1999 khi 11 nước châu Âu chuyển sang sử dụng đồng euro hay như Nga chuyển sang đồng rúp mới năm 1998 thay cho đồng rúp của Liên xô cũ. Những lần đổi tiền như vậy về bản chất chỉ là thay một đồng tiền mới cho một đồng tiền cũ, có thể thay đổi con số biểu kiến trên tờ tiền (redenomination) nhưng về cơ bản không làm thay đổi wealth của người giữ tiền.

Đổi tiền ở VN trước đây (và ở North Korea năm ngoái) ngoài việc thay đổi hình thức của tờ tiền và denomination (vd 100 đồng cũ bằng 1 đồng mới) còn có tác động vào wealth thông qua việc hạn chế số lượng và thời gian người dân được đổi từ tiền cũ sang tiền mới. Nói một cách "trần trụi" là nhà nước "tịch thu" một phần của cải của người dân trong những lần đổi tiền như vậy, hay nói "văn hoa" hơn là nhà nước đánh một loại thuế một lần vào những người giữ nhiều tiền mặt.

Ở đây tôi không bàn về tính đúng/sai hay hợp pháp/không hợp pháp của cách thức đổi tiền này. Xét về tác động kinh tế đó là một negative demand shock vì người dân bị mất một lượng của cải mà đáng ra họ có thể dùng để chi tiêu. Mặc dù nhà nước "đánh thuế" nhưng sắc thuế này không làm thay đổi current budget mà chỉ là một dạng restropective tax, nghĩa là để bù đắp cho thâm hụt trong quá khứ.

Về supply side, nền kinh tế cũng bị negative shock vì một lượng liquidity lớn bị rút khỏi lưu thông. Nên nhớ lý do quan trọng nhất mà chính phủ quyết định đổi tiền kiểu này là để chống siêu lạm phát nên mục tiêu của đổi tiền là rút bớt liquidity (ngày xưa các bác NHNN đã là học trò của Milton Friedman :-)). Khi cả AS và AD đều giảm thì kinh tế sẽ suy thoái hoặc chí ít tăng trưởng chậm lại. Nếu AS giảm nhanh hơn AD như những lần đổi tiền trước ở VN và lần vừa rồi ở North Korea, lạm phát sẽ tăng trở lại. Hơn nữa khi kinh tế suy giảm, thu ngân sách sẽ giảm và thâm hụt càng nặng thêm, do đó khả năng in tiền để chính phủ chi tiêu càng cao, nghĩa là mục tiêu đổi tiền để chống lạm phát sẽ thất bại.

Tuy nhiên không phải tất cả các lần đổi tiền để chống lạm phát trên thế giới đều thất bại. NPR có một podcast rất thú vị về lần đổi tiền của Brazil năm 1994. Chỉ trong vòng 6 tháng Brazil đã chấm dứt được siêu lạm phát (lúc đỉnh điểm lên đến 80%/tháng) bằng một kế hoạch đổi tiền "vô tiền khoán hậu" trong lịch sử kinh tế thế giới. Một ngày nào đó biết đâu bài học này của Brazil lại có ích cho VN.


Crystal ball


Tôi không tin vào mắt mình khi đọc đoạn sau đây trong một bài phỏng vấn TS Lê Xuân Nghĩa, phóng viên ghi nhầm ý của Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chăng:

"Thêm vào đó, theo kinh thánh nói: Năm 2012 là một “năm định mệnh”, có thể giống như “một năm tận thế”. Các “nhà chiêm tinh” của thị trường chứng khoán cũng đưa ra dự đoán: Năm 2012, TTCK sẽ gặp cú sốc lớn."

Cũng trong bài này ông Nghĩa nói VN có thặng dư ngoại tệ khoảng 10 tỷ USD trong 2 năm 2009-2010 và phần lớn số tiền này bị dùng để nhập lậu vàng. Như vậy nếu lấy giá trung bình $1100/ounce trong 2 năm đó, $10 tỷ tương đương với khoảng 280 tấn vàng. Cũng trong thời gian này dự trữ ngoại hối của NHNN mất khoảng 7-8 tỷ (giảm từ khoảng $20 tỷ xuống $12 tỷ), tương đương với khoảng 200 tấn. Như vậy nếu phần lớn số ngoại tệ VN bị "chảy máu" ra bên ngoài để nhập lậu vàng về như ông Nghĩa nói thì số vàng đó khoảng 480 tấn. So với TQ đã nhập 45 tấn trong năm 2009 và 209 tấn trong 10 tháng đầu năm 2010, số vàng VN nhập lậu quả là "vĩ đại", có thể ảnh hưởng đáng kể vào giá vàng thế giới chứ chẳng chơi.


Foolish prize


Chuyên gia Bùi Kiến Thành vừa có một đồng minh tại Mỹ. Trong một op-ed của WSJ, Andy Kessler cho rằng tăng lãi suất sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng khác với cơ chế mà ông Thành phân tích (supply side), Kessler cho rằng lãi suất tăng sẽ làm tăng aggregate demand vì... giá dầu và commodity sẽ giảm, gián tiếp giảm sức ép vào budget của người tiêu dùng. Ông Thành vẫn còn may chán vì chưa bị tặng cho danh hiệu "the foolish op-ed of the week" như Kessler.


Monday, March 21, 2011

4T


Có lẽ chỉ có ở VN mới có thể đọc được một thông tin thế này: "Bộ TT&TT ra quân kiềm chế lạm phát". Một trong những giải pháp chống lạm phát là "...tiếp tục tiết kiệm thêm 10% chi phí như .... hội nghị, hội thảo...", và Bộ 4T phải tổ chức ... hội nghị để công bố giải pháp này.


Sunday, March 20, 2011

Vote NCB


Vào mùa bầu cử ở đây nhiều nhà trong thành phố gắn một tấm biển "Vote XYZ" trên cổng hay hàng rào của mình (XYZ là tên ứng cử viên mà chủ nhà ủng hộ). Nhân đọc được tin trên Vietnamnet về việc anh Nguyễn Cảnh Bình, giám đốc Alphabook, sẽ ứng cử vào Quốc hội khóa tới, tôi xin "cắm" một tấm biển lên đây để ủng hộ anh Bình. Rất mong các bạn có blog, Facebook, hay profile ở các mạng xã hội khác cũng cắm biển ủng hộ anh Nguyễn Cảnh Bình, người mà tôi nghĩ nhiều bạn cũng như tôi tin vào năng lực và tâm huyết của anh.

Vote Nguyễn Cảnh Bình


Thursday, March 17, 2011

Interbank FX


Theo thông tin của NHNN trong giai đoạn từ 5-11/03 tổng giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng đạt $685m/ngày. Rất tiếc NHNN không nói rõ con số này đã được hiệu chỉnh để tránh bị tính 2 lần chưa (vì cả ngân hàng mua lẫn ngân hàng bán đều report về một transaction nên nếu NHNN chỉ cộng tất cả các con số được report sẽ tính thành 2 lần số giao dịch thực tế). Bạn nào có connection với NHNN làm ơn làm rõ chi tiết này.

Giả sử con số này đã được hiệu chỉnh, $685m/ngày tính ra nhỏ hơn 1% GDP, so với trung bình giao dịch FX trên thế giới (khoảng 20-25% GDP) thì thị trường ngoại hối VN vẫn rất kém phát triển. Dẫu sao như trước đây tôi đã đề cập, khối lượng giao dịch FX liên ngân hàng này đã khá lớn để lấn át lượng giao dịch trên thị trường chợ đen. Tôi ước lượng thị trường chợ đen khó có thể có khối lượng giao dịch lớn hơn 1/10 thị trường liên ngân hàng (50-60 triệu/ngày). Không phải vì giới "con buôn" không đủ lực mà chủ yếu là khó khăn về logistics (vận chuyển 1-2 triệu USD tiền mặt không hề đơn giản).

Nếu ước lượng của tôi không quá xa thực tế, có thể nói những lập luận "đổ tội" cho giới con buôn chợ đen đầu cơ và làm giá ngoại tệ là không chính xác. Nếu muốn và được phép, các ngân hàng thương mại thừa sức "đè bẹp" thị trường chợ đen mà không cần các biện pháp hành chính như mấy ngày vừa qua. Thay vì cấm đoán, bắt bớ, tịch thu, chỉ cần các NHTM được phép mua bán ngoại tệ thoải mái theo tỷ giá thỏa thuận với bất kỳ đối tượng nào có nhu cầu thì thị trường chợ đen khó có thể cạnh tranh.


Bahrain




Monday, March 14, 2011

Japan


1. Cầu mong mọi điều tốt lành đến với nước Nhật sau thảm họa này. Mong các bạn VN đang sinh sống, học tập, làm việc tại Nhật bình an. [Tôi vô cùng thất vọng là đến giờ này (sáng thứ Hai, 14/3) vẫn chưa thấy chính phủ hay Bộ Ngoại giao VN lên tiếng về việc ứng cứu/trợ giúp cho người Việt tại Nhật. Duy nhất chỉ thấy một bản tin ngắn cho biết sứ quán VN tại Tokyo đang "tìm cách liên hệ" với người dân VN tại các nơi bị ảnh hưởng. Dường như hội sinh viên VN tại Nhật còn có những hành động thiết thực hơn cơ quan đại diện chính thức của VN.]

2. Đến giờ này mối quan tâm lớn nhất của toàn thế giới là liệu một thảm họa hạt nhân có xảy ra hay không, động đất và sóng thần đằng nào cũng đã xảy ra rồi. Thông tin về khả năng "core meltdown" tại ít nhất 2 nhà máy hạt nhân tràn ngập nhưng rất không rõ ràng. Business Insider đăng lại một bài viết rất quan trọng của J. Oehmen giải thích về khả năng meltdown và ô nhiễm phóng xạ ra môi trường [highly recommended]. Theo tác giả này, nguy cơ phóng xạ rất nhỏ sau khi các nhà máy chấp nhận bơm nước biển vào làm mát các lò phản ứng vì khả năng meltdown đã giảm. Khác biệt quan trọng giữa các lò phản ứng của Nhật và lò phản ứng Chernobyl là lò của Nhật được thiết kế để không xảy ra nổ hỗn hợp hydro-oxygen bên trong lò sau khi bị meltdown. [Update 22/3: Department of Physics của UCSB có một public lecture rất hay về sự cố hạt nhân.]

3. Giới kinh tế đã có một vài đánh giá về ảnh hưởng của thảm họa này vào nền kinh tế Nhật. Time có 2 bài ngay trong tối thứ Sáu, một bài cho rằng ảnh hưởng vào nền kinh tế nói chung không lớn, bài kia đặt ra khả năng một cuộc khủng hoảng nợ công sẽ xảy ra vì Nhật đã có tỷ lệ nợ quốc gia gần 200% GDP. Krugman Joe Weisenthal đều nghi ngờ khả năng Nhật sẽ bị khủng hoảng nợ công, cả hai chỉ ra rằng trái phiếu chính phủ Nhật (JGB) thậm chí đã lên giá (yield giảm) sau khi động đất xảy ra. Một tác giả khác (Dain Chu) cho rằng sau khi Nhật phải đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân, chiếm 25% tổng sản lượng điện, giá dầu diesel/natural gas/coal sẽ tăng cao vì các nhà máy nhiệt điện sẽ phải tăng sản lượng phát điện trong thời gian tới. Trực tiếp hơn vào market, Global Macro Monitor vẽ một đồ thị của Nikkei 225 và JPY sau động đất Kobe năm 1995 cho thấy Nikkei giảm mạnh nhưng đồng Yen lại lên giá. Sáng nay, BoJ vừa bơm ¥7 tril để trấn an thị trường, tuy nhiên Nikkei vẫn đang tuột dốc còn JPY tiếp tục tăng giá. [Update: BoJ đã tăng liquidity injection lên ¥15 tril.] [Update 17/3: Đồng Yen đã tăng lên mức kỷ lục 76.25 sáng sớm 17/3, Sydney time. Tuy nhiên vài tiếng sau đã phục hồi lại mức 79.50.]


Update (15/3): Yahoo!7: "There is not a hint of looting or violence, even as residents line up at half-empty stores". Cả ở Mỹ (sau Katrina) và Úc (sau Yasi), New Zealand (sau Christchurch) đều xảy ra looting. Đúng như bài báo trên của Yahoo!7, cả thế giới đã và đang ngả mũ kính phục dân tộc Nhật (Update: ngoại trừ một số người ở TQ viết trên các diễn đàn Internet như thế này "Warmly welcome the Japanese earthquake").

Let the entire nation continue as one family from generation to generation, ever firm in its faith of the imperishableness of its divine land, and mindful of its heavy burden of responsibilities, and the long road before it. Unite your total strength to be devoted to the construction for the future. Cultivate the ways of rectitude, nobility of spirit, and work with resolution so that you may enhance the innate glory of the Imperial State and keep pace with the progress of the world.” (nguồn Larry Elkin). Nếu bạn biết những dòng trên là trích đoạn trong bản tuyên bố đầu hàng của Nhật hoàng Hirohito tháng 8/1945, chắc bạn sẽ không còn ngạc nhiên về sức mạnh của dân tộc này.


Update (17/3): 50 công nhân "faceless" đã ở lại nhà máy Fukushima Daiichi để tiếp tục bơm nước biển vào các reactor sau khi hơn 700 công nhân khác được di tản vì cường độ phóng xã đã quá nguy hiểm. Có thể thế giới sẽ không bao giờ biết tên họ nhưng những con người này sẽ là nhân tố quan trọng nhất ngăn chặn một thảm họa hạt nhân xảy ra tại Fukushima. Update (18/3): Con gái của một trong 50 người công nhân đó gửi tweet cho cha mình: "Please dad come back alive." Update (24/3): Daily Mail đăng một số hình ảnh của 50 người công nhân dũng cảm này. Tờ báo cho biết đến thời điểm này đã có 5 người chết và 15 người bị thương. Tuy nhiên đã có thêm 150 công nhân quay lại nhà máy giúp đỡ họ.

Update (17/3): Alphaville có một bảng số liệu đầu tư của Japanese investment trusts ra nước ngoài. VN đứng thứ 28 về absolute dollar value ($211m), nhưng đứng đầu nếu tính theo tỷ lệ market cap (7.3%).

Update (17/3): Email của Steve Jobs gửi nhân viên Apple tại Nhật:
"To Our Team in Japan,

We have all been following the unfolding disaster in Japan. Our hearts go out to you and your families, as well as all of your countrymen who have been touched by this tragedy.

If you need time or resources to visit or care for your families, please see HR and we will help you. If you are aware of any supplies that are needed, please also tell HR and we will do what we can to arrange delivery.

Again, our hearts go out to you during this unimaginable crisis.
Please stay safe.
Steve and the entire Executive Team"


Update (18/3): Ngay cả Hội Chữ thập đỏ Bắc Triều tiên cũng gửi điện chia sẻ:
"Upon hearing the sad news that the northeastern part of your country was hit by unprecedented earthquake and tsunami that claimed huge casualties and material losses, I extend deep sympathy and consolation to you and, through you, to the victims and their families on behalf of the DPRK Red Cross Society.

It is my hope that the living of the victims will come to normal as early as possible thanks to the positive efforts of your society."


Friday, March 11, 2011

Uncharted water


[Xin lỗi mấy hôm nay tôi bỏ bê blog và không trả lời private mails của một số bạn, tôi đang bận ngập đầu mà 2 ngày nay lại lăn ra ốm. Tôi sẽ trả lời dần các câu hỏi trong weekend tới, tạm thời chỉ có một comment nhỏ liên quan đến tình hình thị trường tiền tệ VN gần đây.]

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới trong thời gian qua bị cho là đang đi vào uncharted water khi đưa ra những chính sách tiền tệ không chính thống. Họ dám đi vào uncharted water vì thuyền trưởng của họ dũng cảm. Trái lại, NHNN VN với hàng loạt thông tư, nghị định nhằm quản lý tất cả các loại lãi suất trên thị trường và cả hoạt động của thị trường ngoại tệ/vàng miếng, có lẽ đang quay lại vùng charted water của thời 70-80. Bến cuối của vùng charted water này như thế nào chúng ta đã biết và chắc chẳng mấy ai muốn quay lại đó.

Nếu được lựa chọn, tôi muốn con thuyền VN tiếp tục đi theo hướng "thị trường" dù có phải đối mặt với uncharted water như Thailand hay Indonesia hồi 1997-1999. Những láng giềng đó của VN đã chấp nhận chịu đau một lần để bây giờ trở thành điểm sáng của kinh tế thế giới. Tôi nghĩ người dân VN sẽ sát cánh cùng chính phủ vượt qua khó khăn, dù họ luôn là những người chịu thiệt thòi nhất. Dân tộc VN có sức chịu đựng vô cùng lớn, hơn nhiều những dân tộc ở Balkan, Bắc Phi hay Ảrập. Người thuyền trưởng cần phải dũng cảm.


Tuesday, March 8, 2011

Total national financing


Bạn Hiếu Lê hỏi M2 và monetary base (B) khác nhau thế nào, tôi nghĩ đây là câu hỏi mà bất kỳ ai đã từng nhìn thấy công thức MV=PY cũng thắc mắc tương tự. M trong công thức này có thể hiểu là monetary base, nghĩa là tiền mặt và deposit của commercial banks tại ngân hàng trung ương (thường gọi là reserve). Đây là đại lượng mà ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được trực tiếp bằng các nghiệp vụ tiền tệ của mình.

Tuy nhiên đại lượng này không có mấy giá trị về mặt thực tế nếu thị trường tài chính/ngân hàng đã phát triển đến một mức độ nhất định. Nên nhớ trong công thức MV=PY, vế trái biểu diễn tổng thanh toán cần thiết cho các hoạt động kinh tế và monetary base (B) chỉ là một phần rất nhỏ trong số tổng thanh toán đó. Về mặt lý thuyết, M1=B+ "một số công cụ thanh toán", M2=M1 + "một số công cụ thanh toán khác", M3 = M2+..... Vấn đề đưa những công cụ nào vào thành phần "một số công cụ thanh toán" trong các công thức trên tùy vào từng ngân hàng trung ương, miễn là họ hài lòng với đại lượng M1, M2,... là đại diện tương đối cho tổng phương tiện thanh toán.

Hôm qua Business Insider cho biết TQ đang nghiên cứu chuyển sang sử dụng một chỉ số mới gọi là Total national financing (TNF). Về cơ bản đây cũng là tổng của các phương tiện thanh toán bao gồm cả các công cụ tài chính bên ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, vd bonds, equity. Theo một nghiên cứu của PBoC, TNF có correlation với các chỉ số kinh tế macro lớn hơn M2 và total credit. Do vậy PBoC tin rằng target TNF sẽ có tác dụng trực tiếp và hiệu quả hơn vào nền kinh tế so với targeting M2 hay total credit. Tất nhiên targeting TNF khó hơn nhiều vì nó vượt ra ngoài hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống, không rõ PBoC sẽ làm thế nào. Dẫu sao đây cũng là điều policy makers của VN nên theo dõi và học hỏi.