Thursday, May 20, 2010

Veto power II


Như đã đề cập đến trước đây, Mỹ trên thực tế có quyền veto hầu hết các quyết định quan trọng của IMF. Bởi vậy ngày hôm qua US Senate thông qua yêu cầu đại diện của Mỹ tại IMF phải bỏ phiếu chống bailout package cho một quốc gia nếu quốc gia đó có tổng nợ công lớn hơn GDP, đồng nghĩa với từ giờ trở đi những nước như vậy (Greece, Spain, Portugal) sẽ khó có thể được IMF bailout. QH Mỹ không cấm hoàn toàn mà yêu cầu chính phủ phải "certify" rằng khoản cứu trợ sẽ được hoàn trả trước khi đồng ý cho IMF bailout. Chưa biết ý nghĩa cụ thể của từ "certify" như thế nào, nhưng chắc chắn không dễ có thể "certify" một khoảng nợ sẽ được hoàn trả và việc này cũng không thể làm nhanh được, nhất là trong hoàn cảnh một cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra. Hi vọng nợ công của VN không bao giờ đạt đến ngưỡng này và VN cũng không bao giờ phải xin IMF bailout.


6 comments:

  1. Anh Giang nghĩ nếu các chính phủ làm 1 cái stress test nữa cho các banks trong khả năng xấu của sovereign debts, có cần không? Mà khả năng xấu được định nghĩa thế nào nhỉ, chắc là budget deficit/GDP của PIIGS trên ngưỡng nào đó.

    Nợ do vỡ nhà đất 2 năm trước lớn hơn nhiều nợ công, mà sao vụ này lại ồn ào chẳng kém.

    ReplyDelete
  2. Thử liệt kê các mối họa làm cho kinh tế thế giới chết bất đắc kỳ tử:
    - Terrorist attacks
    - Sovereign debts and budget deficits. Include local and state government debts
    - Commercial real estate bubble
    - China real estate bubble

    Tuy nhiên tôi lại có tin tưởng là một khi người ra biết mình đang đứng trên bờ vực rồi thì sẽ biết cách xử lý để thoát hiểm. Sợ nhất là những nguy cơ chưa được biết hoạc lơ là, xảy ra đột ngột.

    Không rõ còn nguy cơ gì nữa không.

    ReplyDelete
  3. @Anonymous (May 19, 8:59AM): Vụ này ồn ào vì liên quan đến khả năng EMU tan vỡ.

    @Anonymous (May 19, 3:21PM): Có một bác futuristic đã dự đoán chiến tranh thế giới thứ ba sẽ nổ ra từ một cuộc tranh chấp quân sự trên biển Đông.

    ReplyDelete
  4. Bác Giang có nghĩ là dân Hy lạp bất bình sẽ bầu ra 1 chính phủ khác để default hay rút ra khỏi EMU không? Những thỏa thuận mà chính phủ bây giờ đã ký, tiền đã vay thêm rồi, có thể hủy bỏ được không?

    Xem phỏng vấn mấy người biểu tình mới biết nhiều người phản đối vì chính phủ tham nhũng, che dấu cho người giàu, ăn tiền trốn thuế, chứ không hẳn là phản đối cắt lương. Họ nói họ chỉ là nạn nhân. Bên private sector mới trốn thuế đút lót nhiều nhất, chứ người ăn lương nhà nước trốn thuế sao được. Ngoài ra rất nhiều dự án chi tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng là do các ngân hàng Đức gạ chính phủ trước lập ra:)

    ReplyDelete
  5. http://english.caing.com/2010-05-20/100145743.html
    Chú Giang nghĩ thế nào về chính sách mới này của TQ? Có vẻ như họ vẫn chưa hề lo ngại về tác hại của lending binge?

    ReplyDelete
  6. @Anonymous (May 19, 9:28PM): Tại sao họ không bầu ra một chính phủ trong sạch hơn? Hay như bạn nói bầu ra một chính phủ với cam kết sẽ default?

    @Anonymous (May 20, 2:17PM): Họ đang đánh bạc đấy, nhưng ít ra cũng với tiền của họ.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.