Monday, July 20, 2009

China's foreign reserve


Cách đây vài tháng, khi TQ bắt đầu đề cập đến việc tìm một đồng tiền mới thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ quốc tế, GS Paul Krugman có viết một bài về tình trạng
dollar trap của TQ. Đại ý là TQ đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan vì một mặt phải giữ đồng RMB undervalued để hỗ trợ xuất khẩu nên vẫn tiếp tục phải build up foreign reserve với USD assets, mặt khác số reserve này đang có nguy cơ mất giá vì đồng USD gần như chắc chắn sẽ depreciate do chính sách nới lỏng tiền tệ và kích cầu rất mạnh của chính phủ Mỹ nhằm cứu vãn nền kinh tế. Tệ hại hơn, bất kỳ nỗ lực nào của TQ tìm cách bán bớt USD assets đều đẩy nhanh quá trình mất giá của USD, đơn giản vì foreign reserve của TQ dưới dạng USD assets đã quá lớn (khoảng 60-70% tổng số foreign reserve).

Hôm qua, TQ công bố số liệu foreign reserve của mình tính đến Q2/2009 (không như VN vẫn coi là bí mật quốc gia) và lần đầu tiên con số này đã vượt qua $2 trillions. Trong Q1 foreign reserve của TQ chỉ tăng $7.7b, nhưng Q2 đã tăng $178b, mức tăng lớn nhất trong một quí từ trước tới giờ. Điều đáng nói là 2 nguồn capital inflow chính trong Q2 là trade surplus đạt $34.8b và FDI đạt $21.2b, đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Như vậy trong phần tăng $174b chỉ có $56b là dòng tiền chính thức chảy vào TQ, số còn lại phải có một phần đóng góp quan trọng của "hot money", là dòng tiền đầu cơ được chuyển vào TQ dưới nhiều hình thức và chủ yếu chảy vào bất động sản và chứng khoán. Một số đánh giá sơ bộ cho rằng số tiền này vào khoảng $30b đến $70b.

Một mặt, hot money chảy vào chứng tỏ nhiều người tin vào khả năng phục hồi mạnh của kinh tế TQ trong nửa sau năm 2009. Ngoài việc tăng trưởng GDP trong Q2 đạt 7.9%, cao hơn dự báo trung bình, một loạt các chỉ số kinh tế khác cũng có dấu hiệu phục hồi tốt (IP, ISM, retail sales), có lẽ chỉ trừ xuất khẩu. Nếu vậy rất có thể TQ sẽ kéo nền kinh tế thế giới ra khỏi cuộc suy thoái hiện tại như một số người mong đợi. Mặt khác, hot money có thể tạo ra bubble trong một vài loại assets (stock, real estate) do đó tăng nguy cơ nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái khi những bubble này sụp đổ. Với foreign reserve rất lớn và capital account đóng, TQ không lo ngại về capital flight khi các bubble bùng nổ như trường hợp các nước ĐNÁ trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 10 năm trước. Tuy nhiên nếu khủng hoảng nổ ra, TQ sẽ buộc phải bán USD assets từ foreign reserve của mình để bảo vệ balance of payments và điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng lên US bond yield và đồng USD, hệt như nếu bây giờ TQ diversify foreign reserve khỏi USD assets như đã từng đe dọa.

Tóm lại, việc foreign reserve của TQ tăng mạnh trong Q2 cho thấy tình trạng "dollar trap" của TQ mà Krugman mô tả rất chính xác. TQ không còn lựa chọn nào khác buộc phải tiếp tục mua USD để giữ cho RMB không lên giá. Trong 6 tháng đầu năm, TQ đã mua vào gần $80b trái phiếu chính phủ Mỹ. Điều này có lợi cho Mỹ khi đang phải phát hành một lượng lớn trái phiếu chính phủ để giải cứu hệ thống tài chính và kích cầu nền kinh tế. Nhờ có demand từ TQ, bond yield của Mỹ sẽ không tăng quá cao. Đồng USD sẽ gián tiếp được TQ support nên sẽ không mất giá quá mạnh trong ngắn hạn, dù không giúp gì cho cán cân thương mại của Mỹ nhưng sẽ giữ cho giá dầu mỏ không tăng đột biến tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng tình trạng hot money chảy vào đầu cơ trong nội địa TQ đang tạo ra những rủi ro lớn hơn cho bản thân nền kinh tế này. Và nếu TQ có "mệnh hệ" gì thì thế giới chắc sẽ phải tạm quên đi khả năng hồi phục trong năm 2009, thậm chí cả năm 2010.

(Note: Một version của entry này đã được đăng trên SGTT.)

Update (23/07): The new use for China's reserve.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.