Tuesday, June 9, 2009

Institutions


Cách đây hơn chục năm tôi được "khai sáng" về institutional economics khi đọc bài Nobel Prize Lecture của Douglass North, một trong các "ông tổ" của trường phái kinh tế học này. Từ đó đến nay tôi không có dịp đọc thêm về institutional economics, trừ một vài bài của Douglass North và Mancur Olson. Hôm nay đọc bài presentation của Simon Johnson, cựu IMF chief economist và là tác giả bài viết The Quiet Coup nổi tiếng, lại được mở mắt thêm một số điểm về institions. Tiếc rằng tôi không được nghe toàn bộ bài nói chuyện này, chỉ được đọc slides.

Từ khi đọc North, tôi đã tin rằng economic growth phụ thuộc chủ yếu vào các institutions của nền kinh tế. Johnson cũng cho là như vậy (Johnson có một bài viết chung với Daron Acemoglu và James Robinson về institutions và growth), nhưng đi xa hơn Johnson lập luận rằng trong nhiều trường hợp một nền kinh tế có weak institutions vẫn có thể có tăng trưởng tốt, có điều tăng trưởng này không sustainable và nền kinh tế dễ rơi vào khủng hoảng. Nhưng quan trọng hơn, Johnson cho rằng weak institution tạo cơ hội cho các tầng lớp oligarch hưởng lợi nhiều nhất từ tăng trưởng. Điều này dẫn đến chính những tầng lớp này sẽ tìm cách ngăn cản cải cách institutions theo hướng làm cho nó mạnh hơn.

Rất tiếc Simon Johnson (và cả những gì tôi đọc của Douglass North và Mancur Olson) không chỉ ra cách có thể tăng cường sức mạnh cho institutions trong trường hợp các thế lực oligarch quá mạnh kiểm soát cả nền kinh tế lẫn hệ thống chính trị.


5 comments:

  1. Gọi là "các thế lực thù địch" với "vận động tất yếu của lịch sử" được không bác? ;))

    ReplyDelete
  2. Anh Giang oi,

    Tư duy của em về growth của VN mình cũng theo hướng institutional economics. Em nghĩ Viêt Nam mình cũng đang trong quá trình chuyển giao quyền lực từ Political institutions sang các thế lực oligrach nhưng không nhanh và mạnh, quyết liệt như các nước Đông Âu và Nga.

    Có thể thấy rằng tầng lớp Oligrach ở VN hiện nay chưa đủ mạnh để lấn át kiểm soát hết cả nền kinh tế lẫn chính trị. Vậy theo anh thì ở bước này, Việt Nam cần làm gì để promote economic instutions phát triển.

    ReplyDelete
  3. @Nhat Nam: Simon Johnson cũng không biết làm thế nào, anh cũng chẳng có cao kiến nào hơn ông ấy được.

    Tuy nhiên đọc bài này của Mark Thoma, mặc dù không liên quan trực tiếp đến vấn đề institution reform, nhưng có một vài gợi ý đáng chú ý. Ít nhất, để giảm bới quyền lực của các economic oligarchs, VN nên có anti-trust law hay regulations có khả năng ngăn cản các economic institution tiếp tục phình to ra. Quan trọng hơn việc có luật là regulators phải có thực quyền và phải có năng lực.

    Có lẽ opportunity window cho VN đưa ra các regulations này và lập ra các regulatory authority vẫn còn vì hiện các economic oligarch chưa đủ lớn. Nhưng cái window đó chắc đang hẹp dần rất nhanh.

    ReplyDelete
  4. Theo anh, viec mo cua nen kinh te va he thong ngan hang de cho cac NMCs vao Vietnam mot cach nhanh va manh hon nua, dac biet la trong linh vuc tai chinh lieu co help khong? Em nghi rang neu co gang tao ra 1 thi truong canh tranh, nhat la trong linh vuc tai chinh se giam rat nhieu nguy co cac the luc oligrach su dung suc manh doc quyen ve tai chinh de thao tung.

    ReplyDelete
  5. @Nhat Nam: Sorry anh bỏ sót không trả lời comment này. Anh nghĩ MNC không chắc đã giải quyết được vấn đề oligarch hóa nền kinh tế. Đúng là tạo ra môi trường cạnh tranh sẽ làm giảm khả năng thao túng kinh tế, nhưng quan trọng hơn vẫn là không để các oligarch hình thành các too big to fail institutions có thể bargain với chính phủ (assuming the government is benevolent).

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.