Thursday, December 11, 2008

Tobin's Q


Mấy ngày nay giới econblogs xôn sao về Tobin's Q sau một bài viết của Bill Gross và một bài Bloomberg phỏng vấn Russell Napier (CLSA). Cả Gross và Napier đều cho rằng Tobin's Q hiện tại đã thấp hơn 1 nhưng còn có thể xuống thấp hơn nữa. Nghĩa là stock market của Mỹ vẫn chưa chạm đáy. Vậy Tobin's Q là gì?

James Tobin, người đã từng đạt giải Nobel Kinh tế năm 1981, đưa ra khái niệm Q cuối thập kỷ 60. Ý tưởng của Tobin là nếu thị trường (chứng khoán) đánh giá một công ty cao hơn giá trị vật lý (physical capital) của công ty đó thì đó là tín hiệu thị trường cho rằng công ty này có triển vọng phát triển. Để định lượng ý tưởng này Tobin đề suất lấy market capitalization chia cho replacement costs của các tài sản vật lý của công ty và gọi tỷ số đó là Q. Khi Q lớn hơn 1, công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư để tăng trưởng, ngược lại nếu Q nhỏ hơn 1 thì công ty sẽ disinvest, nghĩa là bán bớt physical capital đi hoặc giảm đầu tư xuống thấp hơn mức depreciation để physical capital tự động giảm dần.

Trong thập kỷ 70-80, một số nhà kinh tế như Summers và Hayashi đã mô hình hóa ý tưởng của Tobin và chứng mình rằng với một số giả định nhất định (homogeneity, linear costs) thì Tobin's Q chính là shadow marginal benefit of capital. Nói nôm na là khi Tobin's Q lớn hơn 1 công ty bỏ ra $1 đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn $1 trong tương lai. Điều này có vẻ khá hiển nhiên trên thực tế. Nhưng đây là một bước tiến trong giới làm mô hình kinh tế vì từ đây họ có thể endogenize được hàm đầu tư trong mô hình chứ không phải dùng ad-hoc investment function như trước kia (ví dụ Keynesian investment).

Đấy là về lý thuyết, trên thực tế giới đầu tư sử dụng khái niệm Tobin's Q hoàn toàn ngược lại. Nếu tạm tính Tobin's Q theo công thức Q=MV/BV (MV: market value, BV: book value) thì theo James Tobin, Q cao sẽ dẫn đến tăng BV do công ty sẽ tăng cường đầu tư. Ngược lại theo Gross và Napier thì Q cao sẽ có khuynh hướng làm giảm MV. Thật ra trong lý thuyết equity valuation và cả trên thực tế người ta đã quan sát được book-to-price ratio (nghịch đảo của công thức Q bên trên) có khuynh hướng mean-reverting giống như nhiều financial ratios khác (ví dụ P/E ratio). Bởi vậy Q quá cao sẽ là dấu hiệu overbrought còn Q quá thấp là dấu hiệu oversold.

Hiểu Tobin's Q là một chuyện, dùng nó thế nào lại là chuyện khác. Tuy nhiên theo tôi giới tài chính nên tránh đưa tên James Tobin vào khái niệm Q mà họ đang dùng. Nói Tobin's Q đang ở mức 0.7 hay 0.5 là cơ hội mua rẻ equity là đi ngược lại ý tưởng của James Tobin. Có lẽ nói book-to-price ratio nghe không fancy bằng Tobin's Q nên người ta cố tình "thấy người sang bắt quàng lạm họ" như vậy.


Update (03/03/09): Hai bài viết rất hay về James Tobin.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.