Saturday, December 6, 2008

G


Trong công thức Y = C + I + G + NX, G là government spending. Một giả định rất phổ biến trong các mô hình macro là G exogenous, nghĩa là G không phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế trong mô hình mà được chính phủ quyết định bên ngoài mô hình. Một giả định thứ hai cũng khá phổ biến là khác với I, G không có tác động trục tiếp đến năng lực sản xuất của nền kinh tế trong tương lai (mặc dù G sẽ có tác động lên output trong hiện tại thông qua multiplier).

Trên thực tế cả hai giả định này đều không đúng. Nếu coi fiscal policy là một biện pháp để smooth consumption thì rõ ràng G sẽ phần nào phụ thuộc vào C. Còn nếu G được chi vào giáo dục, y tế, infrastructure thì rõ ràng G sẽ có tác động vào productivity của nền kinh tế trong tương lai. Vậy còn trường hợp G được chi cho các chương trình giải cứu các ngân hàng hay doanh nghiệp thua lỗ như trường hợp TARP hiện nay thì sao?

Giả sử một ngân hàng mua MBS và bị lỗ đến mức có nguy cơ phá sản (equity không đủ để cover các khoản lỗ đó). Ngân hàng này xin được giải cứu và Paulson đồng ý rót một số tiền bằng đúng số lỗ sau khi write off số MBS kia và đổi lại Paulson nhận được một số warrants hoặc shares. Sau khi được bailout, hoạt động kinh tế ngân hàng này gần như không có gì thay đổi so với trước lúc write off số MBS lỗ kia. Về mặt lý thuyết tổng số equity của ngân hàng vẫn thế, có chăng là giảm được một ít leverage. Trong điều kiện bình thường nếu leverage giảm ngân hàng có thể tăng thêm cho vay lên đến limit (maximum capital-asset ratio). Tuy nhiên nếu nền kinh tế còn đang khủng hoảng ngân hàng này sẽ chẳng dại dột gì cho vay số cash vừa đựợc bơm vào mà sẽ giữ lại để phòng ngừa liquidity risk và khả năng phải tiếp tục write off các assets khác. Điều này trên thực tế đang xảy ra.

Vậy có thể kết luận số tiền bailout, một phần của G, hoàn toàn không có tác động gì vào nền kinh tế. Có chăng là giảm bớt nguy cơ hệ thống tài chính bị sụp đổ dây chuyền và như vậy sẽ làm đình trệ các hoạt động kinh tế khác. Đây là cách nhìn nhận thông thường, tuy nhiên Steve Waldman có một
cách nhìn khác rất thú vị về vấn đề này.

Theo Waldman khi chính phủ chi tiền giải cứu các ngân hàng, đây rõ ràng là fiscal expansion (tăng G). Điều này không có ảnh hưởng vào output hiện tại như lập luận ở trên nhưng lại có ảnh hưởng vào output trong quá khứ. Rõ ràng housing boom trong giai đoạn 2002-2006 làm tăng output của nền kinh tế Mỹ. Sự gia tăng này được finance bởi các ngân hàng và khi ngân hàng được giải cứu thì chính phủ Mỹ trở thành người tài trợ cho các hoạt động đầu tư vào housing trước đó.

Waldman coi đây là một "retroactive Keynesian stimulus" với tác dụng kích thích tăng trưởng trong quá khứ. Khi hành vi của hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi moral hazard (too big to fail) thì việc cho vay/đầu tư tràn lan trong quá khứ càng giống với với retroactive fiscal expansion. Nếu những người làm mô hình macro chấp nhận lập luận này của Waldman thì việc mô hình hóa G sẽ còn phức tạp hơn là chỉ endogenize G để giải quyết 2 giả định không chính xác nói ở trên. Lúc này G sẽ không chỉ ảnh hưởng đến output và consumption trong tương lai mà còn ảnh hưởng đến cả output trong quá khứ, tùy thuộc vào mức độ moral hazard trong hệ thống ngân hàng.



No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.