Thursday, December 25, 2008

China


Khi subprime mortgage crisis của Mỹ bắt đầu manh nha đầu năm 2007, rất nhiều người đề cập đến khái niệm "decoupling". Từ này được hiểu là kinh tế thế giới không còn bị phụ thuộc vào kinh tế Mỹ nữa, dù Mỹ có bị khủng hoảng và suy thoái thì châu Âu và emerging markets, đặc biệt là China, cũng sẽ không hề hấn gì. Lý do là sau khi bức tường Berlin sụp đổ và chiến tranh lạnh kết thúc, một nửa kia của nhân loại đã hòa nhập vào nền kinh tế thế giới (tư bản) và làm tương quan của Mỹ nhỏ lại. Bây giờ uncle Sam có hắt hơi sổ mũi cũng không ảnh hưởng gì các nước khác vì thế giới đã xuất hiện nhiều đầu tàu khác thay thế rồi. Có lẽ đó cũng là lý do tại sao dù cán cân thương mại của Mỹ càng ngày càng thâm hụt và dân Mỹ đã quên đi khái niệm tiết kiệm nhưng không mấy ai lo lắng.

Sang nửa đầu 2008, tư tưởng decoupling vẫn rất popular. Người ta dẫn chứng tăng trưởng và lạm phát ở nhiều nước còn rất cao, chứng tỏ kinh tế vẫn đang phát triển quá nóng. Khi có ý kiến cho rằng giá dầu tăng phi mã trong 7 tháng đầu năm 2008 một phần do giới đầu cơ đã manipulate thị trường, Paul Krugman và một số nhà kinh tế uy tín khác đã thẳng thừng bác bỏ lập luận này. Krugman cho rằng giá dầu và các nguyên liệu thô khác tăng mạnh phản ánh sức tăng trưởng rất bền vững của kinh tế thế giới mà cụ thể là China.

Thậm chí sau khi giá dầu sụp đổ và hệ thống tài chính Mỹ chìm sâu vào khủng hoảng khi Lehman Brothers phá sản, nhiều người vẫn hi vọng China sẽ cứu nguy cho kinh tế thế giới dù các dự báo tăng trưởng đã được hạ thấp xuống đáng kể. Người ta viện dẫn số dự trữ ngoại tệ khổng lồ của China, rồi cán cân thương mại vẫn thặng dư rất lớn, và các số liệu thống kê kinh tế vẫn có mức tăng trưởng tương đối tốt. Trong số các lập luận lạc quan này, đặc biệt nhất là nhận xét của Marshall Auerback, một chuyên gia về châu Á mà tôi đã trích dẫn trong một entry trước về Japan.

Theo Auerback, từ trước tới giờ số liệu export của China bị sai lệch nhiều vì rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài dùng con đường overbilling các hợp đồng export của China để ngầm đem tiền vào đầu cơ, tránh các qui định về kiểm soát ngoại tệ và đầu tư nước ngoài ngắn hạn (portfolio investment). Bởi vậy khi kinh tế các nước phát triển bị ngưng trệ, số hot money này giảm rất nhanh làm cho giá trị xuất khẩu của China giảm mạnh. Do đó sự sụt giảm export không phản ánh real demand, có lẽ real demand giảm chậm hơn nhiều so với những gì số liệu thống kê cho biết. Vì China vẫn còn thặng dư mậu dịch lớn và nợ nước ngoài rất ít nên sự đảo chiều của hot money không có nhiều tác hại với nền kinh tế.

[Ngoài lề: Tôi cho rằng một phần trong số tiền kiều hối hàng năm của VN cũng là "hot money". Tuy nhiên VN khác với TQ ở chỗ VN bị thâm hụt thương mại và có nợ nước ngoài lớn. Bởi vậy vai trò của hot money rất quan trọng. Có thể đây là lý do NHNN không cắt lãi suất và phá giá VNĐ aggressively hơn. Lý thuyết ngoại thương có đề cập đến hiệu ứng J-curve khi phá giá, vấn đề là dự trữ ngoại tệ sẽ chịu nhiều sức ép khi balance of payments rơi xuống cái đáy của chữ J, cho nên hot money tháo chạy có thể là giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Một hi vọng duy nhất là hot money dưới dạng kiều hối có thể đã bị chôn vào bất động sản và chứng khoán, do vậy tình hình thị trường đang bị đóng băng sẽ ngăn số tiền này chảy ngược ra nước ngoài.]

Điểm lạc quan thứ hai của Auerback là cơ cấu các công ty của China. Vì đa số các công ty đều cố gắng xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài (có giá cao hơn và có thể được chính phủ trợ cấp), chi phí lao động trong các công ty đó có thể coi là fixed cost. Bởi vậy họ sẽ phải cân nhắc rất cẩn thận trước khi sa thải công nhân và giảm sản lượng. Dù sao đi nữa các công ty đó vẫn còn một thị trường 1.2 tỷ dân để có thể bán đổ bán tháo sản phẩm của mình (cộng thêm một thị trường 80 triệu dân ở phía Nam nữa). Cho nên sẽ không có chuyện các nhà xuất khẩu của China đóng cửa sản xuất ngay khi họ gặp khó khăn trên thị trường quốc tế, ít nhất là trong ngắn hạn. (Trái lại các doanh nghiệp gia công của VN sẽ phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân ngay tức thì khi họ không còn đơn đặt hàng nữa vì không có thị trường trong nước và cũng không tự sản xuất được nguyên vật liệu đầu vào.)

Hậu quả là giá cả nhiều mặt hàng trong thị trường nội địa China sẽ giảm đáng kể, dẫn đến giảm phát. Tuy nhiên vì giảm phát có nguyên nhân từ các mặt hàng vốn được xuất khẩu (manufacturing goods) nên ảnh hưởng lên giá dịch vụ và nông sản (non-traded goods) sẽ không lớn. Điều này cũng làm giảm tác động tiêu cực của giảm phát lên nền kinh tế, chưa kể khi real income tăng lên người dân sẽ cảm thấy dễ thở hơn và nguy cơ social unrests ở China mà báo chí các nước đã và đang cảnh báo có thể sẽ không quá nghiêm trọng. (Đây cũng là khác biệt giữa TQ và VN: khi một nước/một cá nhân là chủ nợ thì giảm phát sẽ có lợi, ngược lại con nợ sẽ phải chịu thêm gánh nặng nợ nần khi có giảm phát.)

Như vậy, Auerback vẫn tin (dù chỉ một phần) vào decoupling, điều mà nhiều người hi vọng sẽ là cứu cánh cho kinh tế thế giới trong thời gian tới. Cá nhân tôi không bị thuyết phục bởi các lập luận của Auerback, và thậm chí kể cả nếu kinh tế TQ sẽ trụ được qua cơn sóng gió này như Auerback lập luận, VN sẽ càng gặp nhiều bất lợi về mặt kinh tế khi hàng TQ tràn vào. Mới vài tháng trước có người cảnh báo TQ xuất khẩu lạm phát sang VN, sắp tới sẽ là giảm phát. Beggar-thy-neighbour không phải là một chính sách tốt, nhưng một khi "đội bạn" đã phat hỏa, inferior equilibrium của Nash là giải pháp duy nhất rational.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.