Sunday, December 28, 2008

China II


Entry trước về China tôi đã tóm tắt những lập luận lạc quan về kinh tế TQ của Marshall Auerback. Entry này là một bức tranh ngược lại của George Jankovic (qua naked capitalism), nó tệ đến mức, theo như tác giả cho biết, original post trên Blogspot đã bị TQ firewalled. Jankovic dự báo GDP TQ sẽ giảm xuống zero, thậm chí sẽ âm trong nửa đầu 2009 (lại một dự báo "không tưởng" nữa). Nhưng điều bi quan nhất về tương lai kinh tế TQ không dừng lại ở đó...

Có hai cảnh báo quan trọng xảy ra trong tháng 10/2008, ngay trước khi chính phủ TQ bất ngờ đưa ra gói kích cầu $600b. Thứ nhất là dự trữ ngoại tệ của TQ lần đầu tiên sau 5 năm đã giảm từ $1.906tr xuống $1.89tr. Cũng giống như VN, TQ không muốn và cố tình không công bố chi tiết dự trữ ngoại tệ của nước mình. Số sụt giảm trong tháng 10/2008 rất khó giải thích vì số liệu thống kê chính thức của TQ cho thấy TQ vẫn có thặng dự mậu dịch trong giai đoạn đó. Khả năng duy nhất dự trữ ngoại tệ có thể bị sụt giảm khi vẫn có thặng dư mậu dịch là foreign assets của TQ bị mất giá như Brad Setser giải thích. Tuy nhiên chính Brad Setser cũng không tin tưởng hoàn toàn vào lập luận của mình. Nếu nói dự trữ ngoại tệ của TQ giảm vì phần đầu tư vào equity bị mất giá thì ngược lại phần đầu tư vào bonds (chiếm đa số) phải lên giá rất nhiều. Hay nếu nói USD lên giá nên EUR assets bị mất giá thì phải tính đến Yen assets lên giá trong cùng thời điểm. Tóm lại sự kiện này gây nhiều thắc mắc cho giới quan sát và đa số cho rằng đây là một tín hiệu xấu cho kinh tế TQ.

Cảnh báo thứ hai, quan trọng hơn và được các nhà phân tích đồng thuận hơn, là sự sụt giảm 0.5% (4% yoy) sản lượng điện trong tháng 10/2009. Sang tháng 11, sản lượng điện tiếp tục giảm 7% (11% yoy) xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm gần đây (trong thời gian đó GDP của TQ đã tăng gần gấp đôi). Jankovic trích dẫn một tính toán của Joules Watt cho rằng với sản lượng điện như vậy GDP TQ chỉ có thể tăng trưởng 1.5% yoy. Điện năng thường được tiêu thụ nhiều trong các ngành công nghiệp nặng (luyện kim, vật liệu xây dựng, đóng tàu). Khi các ngành công nghiệp này cắt giảm sản xuất, ảnh hưởng tức thì vào thị trường lao động chưa thấy ngay (vì đây là capital intensive industries). Tuy nhiên không sớm thì muộn các ngành khác sẽ bắt đầu cắt giảm output và lúc đó ảnh hưởng tới employment sẽ rất mạnh. (Ngoài lề: Trước đây tôi cho rằng việc VN liên tục bị thiếu điện trong giai đoạn 2003-2007 là dấu hiệu của tăng trưởng quá nóng. Nếu lập luận này đúng, sang năm 2009 các thành phố lớn của VN chắc sẽ không bị cắt điện nữa.)

Đối với kế hoạch kích cầu của TQ, Jankovic cho rằng các lĩnh vực infrastructure chính của TQ như đường sắt, đường bộ, cảng biển đã được đầu tư quá nhiều. Nếu chính phủ tiếp tục rót tiền vào đây thì chỉ có tác dụng giữ cho đầu tư ở các khu vực này không sụt giảm, khó có thể có tác dụng kích thích kinh tế. Chưa kể khi các dự án infrastructure quan trọng đã được hoàn thành, đầu tư thêm vào infrastructure sẽ rất ít hiệu quả kinh tế và xã hội (bridges to nowhere). Lĩnh vực infrastructure duy nhất còn khả năng tăng trưởng là xây dựng các sân bay, nhưng đây là những dự án rất mất thời gian và chỉ có tác dụng trong dài hạn.

Cũng giống như nhiều nhà phân tích khác, Jankovic không lạc quan về khả năng private consumption của TQ sẽ tăng, chứ đừng nói gì tăng đủ mạnh để bù đắp sự sụt giảm ở các thành phần domestic demand khác. Lý do vì dân TQ vốn tiết kiệm, hơn nữa trong nhiều năm qua tỷ lệ thu nhập/GDP của TQ liên tục giảm (corporate profit tăng) nên người dân TQ không muốn và không có khả năng tăng consumption mạnh (trừ khi chính phủ tập trung kích cầu vào khu vực này). Thêm vào đó, sự sụt giảm giá chứng khoán và nhà đất cũng góp phần ngăn không cho consumption tăng. Xét theo khía cạnh PE ratio, thị trường chứng khoán TQ còn có thể giảm nhiều nữa. Một dấu hiệu của sự sụt giảm private consumption là car sale đã giảm mạnh trong thời gian gần đây (rất giống với tình hình VN).

Trong một entry trước tôi có so sánh vị trí của TQ hiện tại với Nhật cách đây 25 năm. Nếu lịch sử lặp lại, Jankovic cho rằng TQ sẽ không còn nhìn thấy double digit growth ngay cả sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, cũng giống như Nhật sau khi trải qua cuộc khủng hoảng đầu tiên năm 1973. Có lẽ dự báo bi quan này là lý do chính quyền TQ đã firewall bài viết của Jankovic.


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.